Khảo sát nông thôn mới tại Huyện Cần Giuộc, TỈNH Long An
Theo đề nghị của UBND tỉnh Long An về việc xét, công nhận huyện Cần Giuộc đạt chuẩn nông thôn mới, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trung ương, ngày 11/9/2024, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã tổ chức đoàn khảo sát thực tế tại huyện Cần Giuộc; đoàn khảo sát có đồng chí Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng làm Trưởng đoàn và đại diện một số phòng chuyên môn.
Huyện Cần Giuộc được chia thành 15 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trong đó thị trấn Cần Giuộc là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của huyện. Các đơn vị còn lại là Long An, Thuận Thành, Phước Lâm, Mỹ Lộc, Phước Hậu, Long Thượng, Phước Lý, Long Phụng, Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Phước Lại, Long Hậu. Cần Giuộc ngày nay là một huyện thuộc tỉnh Long An, nằm về phía Đông của tỉnh, diện tích tự nhiên 210.198 km2, dân số trung bình 170.670 người (năm 2011), mật độ trung bình: 812 người/km2; phía Bắc – Đông Bắc giáp huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh (dài 32,5 km), phía Đông giáp huyện Cần Giờ, có chung dòng sông Soài Rạp (dài 7,91 km), phía Tây Bắc giáp huyện Bến Lức, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước.;
Trên cơ sở kế thừa những kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (tại Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ) đến nay Huyện Cần Giuộc đã đạt được 100% các yêu cầu, tiêu chí về huyện nông thôn mới. Sau hơn 13 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện Cần Giuộc có 14/14 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu, 1 thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh; đồng thời, huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM. Đặc biệt, huyện đã thực hiện tốt việc huy động mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại phục vụ có hiệu quả yêu cầu về phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 0,38%. Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng NTM của huyện là 99%.
Thời gian tới, huyện xác định XDNTM là quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc, theo nguyên tắc NTM là nền tảng, tái cơ cấu nông nghiệp là căn bản, người dân là chủ thể.
Huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chủ động tham gia cùng chính quyền thực hiện chương trình XDNTM. Huyện tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, kết hợp phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái, tâm linh gắn với các sự kiện, lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm.
Ngoài ra, huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong XDNTM; phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của UBMTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với chương trình XDNTM.
Song song đó, huyện phấn đấu duy trì, nâng chất các chỉ tiêu, TC NTM cấp xã, bảo đảm kết nối nông thôn với đô thị, phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa, xã hội, cảnh quan, môi trường, chú trọng chất lượng môi trường sống./.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT TẠI HUYỆN CẦN GIUỘC
(Đường giao thông tại xã Phước Hậu)
Trụ sở UBND xã Phước Hậu
Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã Phước Hậu
Trường THCS xã Mỹ Lộc
Học sinh Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (xã Mỹ Lộc)
Trường Mẫu giáo xã Thuận Thành
Trạm xử lý nước thải cho cụm công nghiệp và khu dân cư tại xã Long Thượng
Công ty TNHH cấp nước Hà Lan tại xã Tân Kim
Thăm HTX Nông nghiệp SX-TM-DV Phước Thịnh (xã Phước Hậu)